Trong bài học này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu võ trợ từ tân ngữ. Như đã nói đến một vài lần ở trong các bài học trước, có rất nhiều loại trợ từ/bổ từ trong tiếng Hàn và những trợ từ này (trợ từ chủ ngữ, trợ từ tân ngữ, trợ từ chỉ nơi chốn,.... ) làm cho những câu văn tiếng Hàn trở nên dễ hiểu hơn, cho dù trật tự các từ trong câu có thể thay đổi.
Tuy nhiên, thông dụng hơn, khi mà nghĩa của một câu cụ thể khá là rõ ràng mà KHÔNG CẦN sử dụng một trợ từ cụ thể, người Hàn Quốc thường thích bỏ trợ từ đi và không nói hoặc viết ra. Cũng như nhiều quy tắc khác trong nói tiếng Hàn, điều này cũng nhằm mục đích cho dễ dàng hơn trong phát âm và rút ngắn câu.
Cho đến bài học này, chúng ta đã được biết qua rất nhiều động từ. Những động từ này có thể được chia ra thành ngoại động từ (là động từ cần thiết phải có tân ngữ) và những nội động từ (là các động từ không cần thiết phải có tân ngữ), trong tiếng Anh chẳng hạn điều này khá rõ ràng bởi vì ngay cả khi một danh từ được nhắc lại nhiều lần (ví dụ "Bạn đã tìm thấy cái ví của bạn chưa? / Rồi, Mình đã tìm thấy nó.") bạn vẫn có một bộ phận ngôn ngữ liên quan đến " cái ví" - bạn vẫn có nó trong câu bằng cách dùng đại từ "nó" thay cho "cái ví" .
Thế nhưng trong tiếng Hàn, khi mà những đoạn hội thoại mini như trên sẽ diễn ra giống như thế này: "지갑 찾았어요? (dịch chính xác là : "Thấy ví chưa?" / 네. 찾았어요. (dịch chính xác là : "Vâng. Tìm thấy rồi.")", sự khác biệt giữa ngoại động từ và nội động từ không rõ ràng như tiếng Anh hay những ngôn ngữ khác.
Và ở đây vai trò của trợ từ tân ngữ trở nên rõ ràng.
Trợ từ tân ngữ:
을 [eul] - được sử dụng sau một danh từ kết thúc bằng phụ âm (patxim)
를 [reul] - được sử dụng sau một danh từ kết thúc bằng nguyên âm
Trợ từ tân ngữ làm nhiệm vụ gì?
Trong tiếng Việt, khi bạn viết từ "quả táo" và không viết động từ đi kèm với nó, sẽ không có cách gì để nói rằng nó đóng vai trò gì trong câu.
Nhưng trong tiếng Hàn, kể cả khi bạn không viết hoặc nói tới động từ, chỉ cần thêm trợ từ thích hợp vào sau danh từ, bạn có thể diễn tả được vai trò của danh từ là chủ ngữ hay tân ngữ trước cả khi bạn viết hoặc nói tới động từ.
"Quả táo" - trong tiếng Việt, ở trạng thái trung lập.
"사과" - trong tiếng Hàn, cũng như thế, cũng mang nghĩa trung lập.
"사과를" - ngay cả khi bạn không nói tới động từ, bạn vẫn có thể biết 사과 đóng vai trò TÂN NGỮ của động từ.
Bạn có thể dự đoán các động từ trong một phạm vi hẹp hơn - "ăn một quả táo", "mua một quả táo", "bán một quả táo", "ném một quả táo", "vẽ một quả táo",... v.. v
"사과가" - Bạn sẽ biết 사과 đóng vai trò CHỦ NGỮ của động từ.
Bạn cũng sẽ có thể đoán động từ ở đây như - "quả táo là tốt, là xấu, đắt, sẽ rất to, là nhỏ, sẽ rất tốt cho sức khỏe,..."
"사과는" - bạn biết rằng người nói sẽ nói điều gì đó liên quan đến 사과 trong sự so sánh với những sự vật khác hoặc là đang đề cập lần đầu tiên đến chủ đề 사과.
Các trợ từ tân ngữ có thể được lược bỏ trong trường hợp nào?
Khi bạn dịch câu "Bạn đã làm gì ngày hôm qua?" một cách chính xác từng từ, sẽ trở thành một câu rất không thường dùng trong tiếng Hàn.
= "어제" <tên của người được nói tới> 씨는 뭐를 했어요?"
Trừ khi các bạn đang nói đến NGƯỜI THỨ BA, bạn không cần phải nói đến tên người khác ở đây, khi đó sẽ thành:
= "어제 뭐를 했어요?"
Cũng như thế, do rất rõ ràng "뭐" (= CÁI GÌ) KHÔNG phải là chủ ngữ của câu (do đó NGƯỜI
mà làm CÁI GÌ và không có lựa chọn nào khác phù hợp) bạn có thể bỏ 를 trong trường hợp này.
= "어제 뭐 했어요?"
Khi nào thì cần thiết phải sử dụng trợ từ tân ngữ?
Bạn cần phải sử dụng chúng khi bạn muốn làm rõ mối quan hệ giữa Tân ngữ và Động từ. Khi mà Động từ và Tân ngữ đứng cạnh nhau, thì thật đơn giản. Bạn có thể thêm hoặc bỏ trợ từ tân ngữ. Điều đó không có nhiều sự khác biệt. Nhưng khi Động từ và Tân ngữ cách khá xa nhau, mối liên kết giữa Động từ và Tân ngữ trở nên lỏng lẻo, khi đó trợ từ cần được sử dụng để nghĩa của câu trở nên rõ ràng hơn
텔레비젼 봐요. = Tôi xem ti vi.
↓
텔레비젼 봐요? = Bạn xem ti vi?
↓
텔레비젼 자주 봐요? = Bạn thường hay xem ti vi?
↓
텔레비젼(을) 일주일에 몇 번 봐요? = Bạn xem ti vi bao nhiêu lần trong một tuần?
Khi mà Tân ngữ của câu (텔레비젼) càng đứng xa Động từ (봐요), bạn cần phải làm rõ hơn mối liên kết giữa Động từ với Tân ngữ bằng cách sử dụng trợ từ tân ngữ.
Tuy nhiên, thông dụng hơn, khi mà nghĩa của một câu cụ thể khá là rõ ràng mà KHÔNG CẦN sử dụng một trợ từ cụ thể, người Hàn Quốc thường thích bỏ trợ từ đi và không nói hoặc viết ra. Cũng như nhiều quy tắc khác trong nói tiếng Hàn, điều này cũng nhằm mục đích cho dễ dàng hơn trong phát âm và rút ngắn câu.
Cho đến bài học này, chúng ta đã được biết qua rất nhiều động từ. Những động từ này có thể được chia ra thành ngoại động từ (là động từ cần thiết phải có tân ngữ) và những nội động từ (là các động từ không cần thiết phải có tân ngữ), trong tiếng Anh chẳng hạn điều này khá rõ ràng bởi vì ngay cả khi một danh từ được nhắc lại nhiều lần (ví dụ "Bạn đã tìm thấy cái ví của bạn chưa? / Rồi, Mình đã tìm thấy nó.") bạn vẫn có một bộ phận ngôn ngữ liên quan đến " cái ví" - bạn vẫn có nó trong câu bằng cách dùng đại từ "nó" thay cho "cái ví" .
Thế nhưng trong tiếng Hàn, khi mà những đoạn hội thoại mini như trên sẽ diễn ra giống như thế này: "지갑 찾았어요? (dịch chính xác là : "Thấy ví chưa?" / 네. 찾았어요. (dịch chính xác là : "Vâng. Tìm thấy rồi.")", sự khác biệt giữa ngoại động từ và nội động từ không rõ ràng như tiếng Anh hay những ngôn ngữ khác.
Và ở đây vai trò của trợ từ tân ngữ trở nên rõ ràng.
Trợ từ tân ngữ:
을 [eul] - được sử dụng sau một danh từ kết thúc bằng phụ âm (patxim)
를 [reul] - được sử dụng sau một danh từ kết thúc bằng nguyên âm
Trợ từ tân ngữ làm nhiệm vụ gì?
Trong tiếng Việt, khi bạn viết từ "quả táo" và không viết động từ đi kèm với nó, sẽ không có cách gì để nói rằng nó đóng vai trò gì trong câu.
Nhưng trong tiếng Hàn, kể cả khi bạn không viết hoặc nói tới động từ, chỉ cần thêm trợ từ thích hợp vào sau danh từ, bạn có thể diễn tả được vai trò của danh từ là chủ ngữ hay tân ngữ trước cả khi bạn viết hoặc nói tới động từ.
"Quả táo" - trong tiếng Việt, ở trạng thái trung lập.
"사과" - trong tiếng Hàn, cũng như thế, cũng mang nghĩa trung lập.
"사과를" - ngay cả khi bạn không nói tới động từ, bạn vẫn có thể biết 사과 đóng vai trò TÂN NGỮ của động từ.
Bạn có thể dự đoán các động từ trong một phạm vi hẹp hơn - "ăn một quả táo", "mua một quả táo", "bán một quả táo", "ném một quả táo", "vẽ một quả táo",... v.. v
"사과가" - Bạn sẽ biết 사과 đóng vai trò CHỦ NGỮ của động từ.
Bạn cũng sẽ có thể đoán động từ ở đây như - "quả táo là tốt, là xấu, đắt, sẽ rất to, là nhỏ, sẽ rất tốt cho sức khỏe,..."
"사과는" - bạn biết rằng người nói sẽ nói điều gì đó liên quan đến 사과 trong sự so sánh với những sự vật khác hoặc là đang đề cập lần đầu tiên đến chủ đề 사과.
Các trợ từ tân ngữ có thể được lược bỏ trong trường hợp nào?
Khi bạn dịch câu "Bạn đã làm gì ngày hôm qua?" một cách chính xác từng từ, sẽ trở thành một câu rất không thường dùng trong tiếng Hàn.
= "어제" <tên của người được nói tới> 씨는 뭐를 했어요?"
Trừ khi các bạn đang nói đến NGƯỜI THỨ BA, bạn không cần phải nói đến tên người khác ở đây, khi đó sẽ thành:
= "어제 뭐를 했어요?"
Cũng như thế, do rất rõ ràng "뭐" (= CÁI GÌ) KHÔNG phải là chủ ngữ của câu (do đó NGƯỜI
mà làm CÁI GÌ và không có lựa chọn nào khác phù hợp) bạn có thể bỏ 를 trong trường hợp này.
= "어제 뭐 했어요?"
Khi nào thì cần thiết phải sử dụng trợ từ tân ngữ?
Bạn cần phải sử dụng chúng khi bạn muốn làm rõ mối quan hệ giữa Tân ngữ và Động từ. Khi mà Động từ và Tân ngữ đứng cạnh nhau, thì thật đơn giản. Bạn có thể thêm hoặc bỏ trợ từ tân ngữ. Điều đó không có nhiều sự khác biệt. Nhưng khi Động từ và Tân ngữ cách khá xa nhau, mối liên kết giữa Động từ và Tân ngữ trở nên lỏng lẻo, khi đó trợ từ cần được sử dụng để nghĩa của câu trở nên rõ ràng hơn
텔레비젼 봐요. = Tôi xem ti vi.
↓
텔레비젼 봐요? = Bạn xem ti vi?
↓
텔레비젼 자주 봐요? = Bạn thường hay xem ti vi?
↓
텔레비젼(을) 일주일에 몇 번 봐요? = Bạn xem ti vi bao nhiêu lần trong một tuần?
Khi mà Tân ngữ của câu (텔레비젼) càng đứng xa Động từ (봐요), bạn cần phải làm rõ hơn mối liên kết giữa Động từ với Tân ngữ bằng cách sử dụng trợ từ tân ngữ.
[NGỮ PHÁP] Cấp độ 2 - Bài 2: Trợ từ tân ngữ
Đánh giá bởi tienghanthatde
vào lúc
11:09
Đánh giá:
감사합니다
Trả lờiXóaCách giải thích hay
Trả lờiXóabài viết rất hữu ích, diễn dật dễ hiểu, dễ gần và dễ tiếp thu. em cảm ơn ạ
Trả lờiXóa